Friday, December 16, 2022

Lời thề đã phát ‘người quên Trời không quên’

 

 

Lời thề đã phát ‘người quên Trời không quên’, khuyên người cẩn trọng nói câu ‘Tôi thề!’

Vũ Dương

' class="attachment-tie-large size-tie-large wp-post-image" loading=lazy v:shapes="_x0000_i1025">

Ảnh: Freepik.

Cổ nhân thường dạy: “Lời nói thì thầm, Trời nghe như sấm”, thế nên tuyệt đối đừng lấy lời thề ra làm trò đùa con trẻ bởi ‘trên đầu ba thước có Thần linh”, “người đang làm, Trời đang nhìn”, làm trái lời thề ắt phải gánh chịu hậu quả, chỉ là thời gian sớm muộn mà thôi.

Một ngày, tôi đang trên một chuyến xe buýt đông đúc. Mặc dù không khí ồn ào nhưng tôi vẫn có một giọng nói có thể nghe thấy rõ ràng. Nhìn về phía đó, tôi thấy một thanh niên mặt đỏ tía tai. Dường như anh ta đang giải thích điều gì đó với giám đốc của anh. Anh ta nói “Giám đốc, thề với Trời đất, tôi tuyệt đối không làm như vậy. Tôi dám đảm bảo bằng mạng sống của mình”.

Nghe đến đây, trong tâm tôi không khỏi quan ngại. Chuyện gì lớn khiến anh ta phải đánh cược sinh mệnh của mình để thực hiện lời thề này. Không biết người thanh niên có hiểu lời thề có nghĩa là gì không?

Trong cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây đều rất xem trọng lời thề. Về văn hóa phương Tây, trong “Kinh Thánh – Tân Ước”, Đức Chúa Giê-su dạy các môn đồ của mình rằng: “Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hóa trắng hay đen được. Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ”.

Trong văn hóa truyền thống phương Đông, người ta tin rằng Thần đang dõi theo mọi lời nói và hành vi của chúng ta. Cổ nhân thường dạy: “Trên đầu ba thước có thần linh.” Vì vậy, bất cứ lời thề nào mà con người phát thệ, việc giữ hay phá bỏ chúng đều sẽ có báo ứng. Có rất nhiều câu chuyện trong lịch sử và các danh tác nổi tiếng về chủ đề này. Dưới đây xin dẫn một vài câu chuyện: 

“Tùy Đường diễn nghĩa”: La Thành, Tần Quỳnh trái lời thề, người thổ huyết, kẻ chết dưới làn tên đạn

Trong “Tùy Đường diễn nghĩa”, “Hưng Đường truyện” có ghi lại câu chuyện như sau. Tần Quỳnh và biểu đệ La Thành truyền dạy cho nhau tuyệt kỹ gia truyền “La gia thương” và “Tần gia giản”. Hai người đã phát lời thề sẽ không giấu giếm tuyệt chiêu.

Tần Quỳnh lập lời thề: “Nếu huynh có chỗ nào giấu nghề thì tất sẽ thổ huyết mà chết!”. Lúc Tần Quỳnh dạy đến tuyệt kỹ “tát thủ giản”, bởi vì tâm sinh ra niệm lo sợ biểu đệ từ đây về sau sẽ vượt qua mình cho nên ông ấy chỉ truyền dạy qua loa, chứ không truyền hết toàn bộ.

La Thành lập lời thề: “Nếu đệ có chỗ nào giấu nghề thì tất sẽ chết dưới làn tên!” Lúc truyền dạy tuyệt kỹ gia truyền, trong tâm La Thành cũng sinh ra niệm lo sợ biểu huynh ngày sau sẽ qua mặt mình. Cho nên lúc La Thành dạy tới tuyệt kỹ “hồi mã thương”, ông ấy chỉ dạy lướt qua và giấu giếm tuyệt chiêu “hồi mã thương”.

Cả hai người bọn họ cũng không mấy để tâm đến chuyện này. Trong một lần La Thành giao chiến với Tô Định Phương, ông ấy trúng phải gian kế của Tô Định Phương, một mình một ngựa mắc kẹt trong vũng lầy rồi bị tên bắn, giãy giụa cho đến chết. Thường Thắng tướng quân bách chiến bách thắng đã phải chết thảm do ứng nghiệm lời thề vào năm 23 tuổi!

Vào những năm cuối của Tần Quỳnh, lúc ông ấy tỉ võ với Uất Trì Cung để tranh ấn soái, bởi vì quá hao tổn sức lực khi nâng chiếc đỉnh nặng nghìn cân nên đã thổ huyết mà chết.

Phát lời thề không phải là trò đùa con trẻ. Ngay cả những anh hùng hào kiệt như Tần Quỳnh và La Thành cũng phải nhận lấy sự trừng phạt khi phản bội lời thệ ước. Một người thổ huyết đến chết, một người bị tên bắn chết.

“Tam Quốc diễn nghĩa”: Hào kiệt Tôn Kiên phát lời thề độc, cái chết ứng nghiệm như lời nói ra

Trong “Tam quốc diễn nghĩa” của nhà văn La Quán Trung, khi đó đội quân của Tôn Kiên phát hiện thi thể của một cung nữ ở trong một cái giếng cạn và tìm được ngọc tỷ (chính là Ngọc tỷ truyền quốc) trên người của nàng. Tôn Kiên thấy bảo vật hiếm có, liền chiếm làm của riêng, sau đó nói dối là mình bị bệnh, muốn rút khỏi liên minh thảo phạt. Minh chủ Viên Thiệu ngay từ đầu đã nhận được tình báo nên bắt Tôn Kiên giao ngọc tỷ ra. Tôn Kiên không chịu thừa nhận là mình đã lấy được ngọc tỷ và thề rằng: “Ta mà có của ấy ở trong mình, xin chết ở dưới mũi tên tảng đá!”, không ngờ sau này lời thề độc này đã ứng nghiệm.

Không lâu sau khi Tôn Kiên có được ngọc tỷ, trong trận chiến vây đánh quân Lưu Biểu ở Tương Dương, soái kỳ của đội quân Tôn Kiên không hiểu vì sao lại tự nhiên bị gãy, mọi người đều nói đây là điềm báo không may mắn, chủ soái sẽ gặp chuyện không may. Quả đúng như vậy, sau đó Tôn Kiên bị trúng mai phục, bị loạn tiễn bắn xuyên người, lại bị vô số tảng đá đập nát đầu, chết thảm ở trong núi, lúc đó Tôn Kiên chỉ mới 37 tuổi.

Tôn Kiên chết vì loạn tiễn. (Ảnh chụp từ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa)

Phong Thần diễn nghĩa: Trái lời thề, hai hoàng tử nhận ác báo chết thảm

Hai vị hoàng tử Ân Giao và Ân Hồng trong “Phong thần diễn nghĩa” vâng mệnh sư phụ xuống núi trợ Chu phạt Trụ. Trước khi xuống núi, Ân Hồng hướng đến sư phụ Xích Tinh Tử phát lời thề: “Lỡ như đệ tử có ý nào khác thì tứ chi hóa thành tro bụi”. 

Ân Giao cũng hướng đến sư phụ Quảng Thành Tử phát lời thề: “Nếu đệ tử làm trái lời thề thì sẽ bị lưỡi bừa cày nát thân người”. Quảng Thành tử đã giao lại các loại pháp khí của mình cho Ân Giao.

Sau khi xuống núi, Ân Giao và Ân Hồng đã không trợ Chu phạt Trụ, không những vậy còn trợ Trụ vi ngược. Hai người bọn họ đâu biết rằng lời thề ứng nghiệm trở thành sự thật.

Về sau, Ân Hồng bỏ mạng trong trận đồ Thái Cực của Lão Tử, quả thật là tứ chi bị thiêu thành tro bụi.

Ân Giao cũng bị mấy đại Tiên gia kẹp vào giữa hẻm núi, rồi dùng lưỡi bừa cày nát thân. Hai người bọn họ đều bị ứng nghiệm bởi lời thề của chính mình.

Lúc hai vị Tiên nhân Xích Tinh Tử và Quảng Thành Tử nhìn thấy đồ đệ của mình nhận phải ác báo này, hai người họ không kiềm lòng mà rơi lệ, cũng có ý xin xá miễn tội cho đồ đệ; nhưng trong thâm tâm họ hiểu rằng ý Trời khó cưỡng, cho nên chỉ có thể thuận theo ý Trời mà làm thì mới có thể đắc được sự bảo hộ của ông Trời.

Trong “Phong Thần diễn nghĩa”, Thân Công Báo phát lời thề với Nguyên Thủy Thiên Tôn: Nếu ông ta tiếp tục làm ngược với ý Trời, “trợ Trụ vi ngược” thì sẽ phải chôn thân ở biển Bắc. Thân Công Báo việc ác nào cũng làm, âu cũng là lúc ông ta đoái hiện lời thề của mình.

Trong lịch sử, cũng có không ít câu chuyện “phát lời thề độc nhận báo ứng” được ghi chép lại.

Bàng Quyên trái lời thề, tên bắn loạn xạ xuyên tim

Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, Tôn Tẫn và Bàng Quyên cùng học tài nghệ với thầy là Quỷ Cốc Tử. Bàng Quyên được nước Ngụy trọng dụng, trước khi khởi hành, Bàng Quyên thắp hương thề với Tôn Tẫn rằng: “Ta công thành danh tựu, nhất định sẽ sai người đến đón đệ, cùng nhau hưởng vinh hoa. Nếu trái lời thề này, sẽ chết bởi tên bắn loạn xạ xuyên tim”.

Sau khi Bàng Quyên xuống núi, đã lập được nhiều chiến công, được Ngụy Huệ Vương bái làm đại tướng. Bàng Quyên đố kỵ với tài học của Tôn Tẫn, không muốn đón Tôn Tẫn xuống núi. Ngụy Huệ Vương nghe đến tài danh của Tôn Tẫn, sai Bàng Quyên đón Tôn Tẫn đến nước Ngụy. Bàng Quyên nhất tâm muốn hại chết Tôn Tẫn, vu cáo Tôn Tẫn tư thông với nước địch mưu phản, khiến Tôn Tẫn chịu hình cắt hai đầu gối và thích chữ lên mặt. Sứ giả nước Tề đã cứu Tôn Tẫn đưa về nước Tề, được bái làm quân sư, phụ tá Điền Kỵ. Sau này, trong trận chiến giữa nước Tề và nước Ngụy, Bàng Quyên trúng kế, bị tên bắn loạn xạ, chết dưới gốc cây hòe lớn, đã ứng nghiệm lời thề độc của mình.

Lám trái lời thề với trời đất, hai mắt mù lòa

Vào thời kỳ “Tĩnh Khang chi biến” (sự kiện Tĩnh Khang) trong lịch sử, Tống Khâm Tông (tên thật là Triệu Hoàn) và phi tần, cùng với hàng nghìn quan viên đã bị quân Kim bắt làm tù binh áp giải về phương Bắc. Sau khi Tống Khâm Tông bị bắt giữ, ông đã đạt được thỏa hiệp với nước Kim, nhờ đó Hiển Nhân hoàng hậu được tha về nước. Lúc rời đi, Khâm Tông nắm lấy tay hoàng hậu, vừa khóc vừa nói: “Nếu ta còn có thể quay về phương Nam, để ta làm Thái ất cung sử thì ta cũng mãn nguyện rồi. Ta không có mong ước gì hơn nữa.”

Hiển Nhân hoàng hậu bèn nói: “Sau khi thiếp trở về, nếu thiếp không nghĩ đến quay lại đón Ngài thì thiếp nguyện sẽ mù lòa cả đời!” Và đây chính là lời thề của Hiển Nhân hoàng hậu.

Sau khi Hiển Nhân hoàng hậu quay về, nàng ấy đề cập chuyện này với Tống Cao Tông. Nhìn thấy Cao Tông không có ý đưa người đi đón Khâm Tông, nàng ấy cũng không dám nói nhiều thêm, thế là chuyện này đã bị bỏ ngỏ không lời kết.

Không lâu sau đó, hai mắt của Hiển Nhân hoàng hậu mất đi thị lực, thái y cũng không thể nào chữa khỏi.

Có một vị Đạo sĩ đi ngang qua, ông ấy dùng kim châm vào mắt hoàng hậu, và con mắt bên trái đã hồi phục thị lực. Hoàng hậu hết sức vui mừng, lệnh cho Đạo sĩ chữa trị nốt con mắt bên phải, nhưng vị Đạo sĩ kia liền nói: “Từ đây về sau, hoàng hậu sẽ dùng một con mắt để nhìn, còn một con mắt kia là ứng nghiệm với lời thề của hoàng hậu!”.

Lấy trộm bạc phát lời thề độc, bị sét đánh chết

Vào tháng 6 năm Càn Long thứ 57 (triều Thanh), ở huyện An Đông có một phụ nữ chuyển dạ sinh con, bèn cho mời bà đỡ đến. Tối hôm đó, bà đỡ tá túc ở nhà người phụ nữa kia, đến sáng sớm hôm sau mới rời đi.

Cha của đứa nhỏ cảm tạ Thần Phật bảo hộ hai mẹ con vượt cạn bình an nên định lấy ra mấy đĩnh bạc giấu ở dưới gối đầu trong phòng để mua đồ tế lễ Thần linh. Lúc này, người chồng mới phát hiện bốn đĩnh bạc đã không cánh mà bay. Bởi vì bà đỡ đã từng dùng qua chiếc gối này nên người chồng bèn đến nhà bà đỡ để hỏi thăm về chuyện bốn đĩnh bạc. Bà đỡ một mực phủ nhận, hơn nữa bà ta còn phát lời thề: “Nếu như tôi lấy số bạc đó thì ông Trời sẽ nổi sấm sét đánh chết tôi!”.

Chưa đến mấy ngày sau, trên trời bỗng dưng xuất hiện sấm chớp đì đùng, tiếng sấm nổ vang. Sau đó, người ta phát hiện ra xác người bị sét đánh cháy sém ở bãi đất trống trong làng, trên tay bà ta vẫn còn đang cầm mấy đĩnh bạc. Xác người kia nguyên là bà đỡ ngày trước đã bị sét đánh chết.

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi thốt nên câu thề

Lời thề nói ra miệng không phải chỉ là lời nói gió bay nơi cửa miệng, một khi đã nói ra thì không thể nuốt lời. ”Thiên lý chiêu chiêu bất khả khi” (ý tứ là lẽ trời rành rành không thể làm trái). Lời thề một khi ra khỏi miệng thì trời đất đều có ghi chép lại. Hành động của con người cần phải có trách nhiệm với lời nói của chính mình. Đạo Trời công chính vô tư dõi theo từng lời nói từng hành động của con người, mỗi người đều bình đẳng, không có phân biệt giàu nghèo cao thấp ở chốn nhân gian.

Ngày nay, thuyết vô thần được truyền bá rộng rãi. Họ không tin vào sự tồn tại của Thần Phật. Họ nghĩ “trên đầu ba thước có thần linh” là điều mê tín. Mở miệng nói dối đã thành quen. Người ta cũng dễ dàng tùy tiện phát lời thề hoặc làm trái thệ ước.Trong mắt người hiện đại, lời thề đã trở nên vô cùng nhạt nhòa, kiểu “lời nói gió bay”.

Trong cuộc sống kim tiền, không ít người có địa vị cao “ngã ngựa”. Trước khi đảm nhận chức vụ cao đó, họ đều thốt ra lời thề ”xây dựng chính quyền trong sạch, cần cù vì dân, chống hối lộ, hứa sẽ trừng trị nghiêm những kẻ ác…”. Tuy nhiên khi tại vị, cùng với đạo đức trượt dài trên dốc lớn, họ đã quên hết lời thệ ước của mình. Họ không ngừng vơ vét của cải, tài sản chuyển ra nước ngoài, bao nuôi tình nhân… Kết cục có người lâm bạo bệnh, có người bị tù đày, vào các thời điểm khác nhau. Họ sẽ chịu báo ứng.

Sự băng hoại của đạo đức đã làm hoen ố bản cam kết thiêng liêng. Ngày nay người ta không còn tin vào lời hứa nữa. Cam kết đó đã trở thành lời nói gió bay.

Ví như khi hai người cam kết bước vào hôn nhân. Các cặp đôi thề thốt cùng chung sống và trải qua thăm trầm của cuộc đời cho đến già. Tuy nhiên, sau một thời gian mặn nồng, nhiều người lại bắt đầu tìm kiếm tình yêu  mới.  Tình cảm đổ vỡ, cặp đôi chia lìa, từ mặn nồng trở thành kẻ thù.Trong thảm kịch đó, rất nhiều trẻ em đã trở thành nạn nhân. Các em không được quan tâm chăm sóc, không được hưởng mái ấm tình thương của cha mẹ.

Con người thời nay tưởng rằng có thể thề thốt tùy ý. Tuy nhiên, cổ nhân có câu “lời nói thì thầm bên tai, Trời nghe như sấm dậy”. Thần Phật nghe thấy những điều con người nói. Thậm chí ngay cả khi không nói ra, chỉ là lời hứa trong tâm, quỷ thần cũng đều biết hết và đều ghi chép lại. Vậy nên, bạn hãy nhớ lời thề dù là xuất phát từ trong tâm hay bị ép buộc thì cũng phải cân nhắc thận trọng.

Theo Epoch Times, Minghui.net
Vũ Dương diên dịch

https://youtu.be/wXC7t-3RIwo

<iframe width=“700” height=“394” src=“https://www.youtube.com/embed/wXC7t-3RIwo” title=“Giải mã niên hiệu của các hoàng đế Việt Nam triều Nguyễn (Phần 1)” frameborder=“0” allow=“accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen></iframe>

No comments:

Post a Comment