Sunday, May 24, 2020

Cái tôi cái ta…!

Cái tôi cái ta…!

Đông Triều
Một thiểu nghĩ, một cách nhìn, về một góc độ nào đó của riêng tôi. Người Việt chúng ta rất sùng bái đạo, đó là vấn đề rất tốt cho tôn giáo. 
Những hành động trọng Cha, kính Thầy một cách quá đáng, có thể nói rằng; đi đến lố bịch của một số con Chiên, Phật tử đã làm hư các Thầy, các Cha, đồng thời biến các vị tu hành trở thành Phật, thành Chúa, là Thần thánh oai nghiêm và quyền uy vô lượng, chứ không còn là những kẻ tu hành hèn mọn, mà những vị nầy đã tâm nguyện dâng hiến trọn đời phục vụ Phật tử, tín đồ cũng như con Chiên! Những hình ảnh chấp tay cúi đầu «Con lạy Thầy, con kính Cha» làm cho các nhà tu hành quên hẳn vai trò một người tu hành, để rồi những vị nầy tự ban cho mình cái quyền linh thiêng, đại diện cõi bề trên ban phát ân huệ cho chúng sanh và bắt người phàm tục phục dịch cho mình. Đem tiền bạc đến dâng và bái lạy, kính cẩn như một vị thánh sống. 
Hình ảnh và thái độ của Thầy, Cha ngày nay thường bị hư hỏng và đôi lúc trịch thượng bởi hai lý do. Trước hết là số người sùng bái đạo có thái độ tôn trọng Cha Thầy một cách quá đáng, việc gì của Thầy của Cha làm đều tốt đều đẹp, lời Thầy lời Cha nói gì nghe cũng hay cũng phải. Thứ đến là một số tín đồ, giáo hữu cò mồi dựa vào tôn giáo để làm chính trị cũng như kinh doanh, họ bám vào Thầy Cha, Thầy chùa, nhà thờ, theo sát Thầy Cha đánh trống thổi kèn, chấp tay lạy sống và khúm núm trình thưa như đang đứng trước mặt quan quyền vua chúa ngày xưa.
Hành động nầy chẳng những đưa «Cái tôi, cái ta» của Thầy, Cha lên đến tận mây xanh, do đó, những cái tầm thường xấu xa, tham sân si, trong lòng của các vị tu hành không diệt được, mà còn được thường xuyên bơm lên, thì tham sân si, ái dục trong lòng các vị tu hành nầy càng ngày càng lớn hơn những người phàm tục nữa! Như vậy, tu hành đã không đạt được kết quả… 
Cái tham sân si, ái dục trong các vị tu hành thường xuyên bị dồn nén thì sẽ bộc phát lên dữ dội. Nên nhớ rằng, các nhà tu hành một khi đã đi lạc đường, thì cái tham sân si, ái dục sẽ quậy phá tới bến còn hơn những người phàm tục!!! Cái tôi và cái ta, là do họ tự coi mình quá lớn, cho nên trở nên khinh thường những người khác. Nó chỉ là một biểu hiện tính ích kỷ, theo một lối sống cho bản thân.
Theo triết lý Phật giáo cái tôi là bản ngã hay còn gọi là ngã mạn. Ngã tướng, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, là vô thường, thì mang bản tánh, hoại diệt khổ, cái gì là khổ. Con người sinh ra là tùy nhân duyên, không có cái tôi, cái ta không bền vững. Không vững chắc tồn tại, như vậy theo đạo Phật, cái ngã, cái tôi là không có thực, mà nó chỉ là một tập hợp ở nơi Ngũ uẩn, luôn thay đổi sinh diệt, đều là vô ngã. Cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải tự ngã của tôi, cũng có thể hiểu nó là chủ thể của sự hoạt động tâm lý cũng như thân thế. Có nhiều cái tôi với tính cách hổn tạp cá nhân, nhưng cũng có cái tôi cái ta trổi dậy mạnh mẽ trong câu thơ «Tôi buồn không biết vì sao tôi buồn». Cái tôi là một khởi điểm sau chiến tranh, mở đầu bằng trí nhớ hay hoài niệm. Cái tôi cái ta chỉ có ý nghĩa cho một sự việc riêng biệt cá nhân, chứ không thể, thể hiện cái tôi cái ta với mọi người. Có một số người thường hay nói; «Có biết tôi là ai không?». Cái tôi cái ta, Vua quan, tôi tới, nó chỉ nhất thời mà thôi «Lấy quan thì quan cách, lấy khách, khách về Tàu».

Đông Triều 

No comments:

Post a Comment